Nhục đậu khấu là nhân hạt của quả nhục đậu khấu, hồng đậu khấu là quả của cây riềng nếp. Còn bạch đậu khấu là gì? Đó là quả của cây bạch đậu khấu, một loại cây thân thảo có tên khoa học là Amomum testaceum (khi dùng làm thuốc thì chỉ dùng hạt).
Cây bạch đậu khấu mọc thành bụi như bụi gừng nhưng cao hơn và phiến lá cũng hẹp hơn (có khi thân cây cao đến 3 m, lá dài đến 35 cm). Lá bạch đậu khấu có cuống lá ngắn và có điểm tuyến. Hoa của cây có màu vàng và quả của cây có màu vàng kim, hình tròn, chứa các hạt hình tròn hơi dẹt.
Ở nước ta, cây bạch đậu khấu được tìm thấy ở An Giang và quả của nó được dùng làm thuốc.
Công dụng làm thuốc của bạch đậu khấu
Sau 3 năm gieo trồng, người ta sẽ hái quả của cây (chọn những quả đang chuyển từ màu xanh sang vàng xanh) rồi đem phơi khô. Sau đó, nhặt bỏ cuống, xông diêm sinh với tỉ lệ phù hợp cho đến khi vỏ quả dần trắng ra.
Bộ phận dùng: hạt (khi dùng thì bóc bỏ vỏ quả).
Được biết, hạt bạch đậu khấu có chứa một lượng tinh dầu đáng kể (khoảng 2,4 %) nên có mùi thơm và có vị cay, tính ấm.
Trong dân gian, nó được dùng với nhiều công dụng như:
Lưu ý khi dùng
Thuốc có tính ấm nên chỉ hợp với một số bệnh do hàn gây ra. Vì vậy, nếu bị nôn mửa và đau bụng mà do hỏa uất sinh ra thì không nên dùng. Ngoài ra, người đang bị các bệnh do nhiệt cũng không nên dùng.
Các nghiên cứu về cây bạch đậu khấu
Trên thế giới, các nghiên cứu về cây bạch đậu khấu vẫn còn khiêm tốn so với các loại thảo dược khác. Trong đó, ta có thể kể đến kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu quả bạch đậu khấu vì đây là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu dược lý tiếp theo. Cụ thể, tinh dầu từ quả bạch đậu khấu chứa các hoạt chất chính là β-pinene (15.9%), 1,8-cineole (12.7%), fenchone (14.9%), tams-pinocarveol (10.9%), myrtenal (12.7%) và myrtenol (16.1%).
Thông tin thêm
Ngoài hạt của cây bạch đậu khấu vừa kể ở trên thì người ta còn dùng hạt của cây tiểu đậu khấu, hay còn gọi là cây trúc sa, bạch khấu nhân, viên đậu khấu, có tên khoa học là Amomum cardamomun).
So sánh
Bạch đậu khấu và sa nhân là hai vị thuốc quen thuộc thường được dùng điều trị các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, bạch đậu khấu thiên về điều trị buồn nôn, tức ngực còn vị thuốc sa nhân thì thiên về điều trị tiêu chảy.
Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.
-
Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG
Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam
Điện thoại: 0868.405.111
Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.557.666
Website: bongsenvang.com.vn