Cây chè dây là một thảo dược của núi rừng Bắc và Trung Bộ, nổi tiếng với công dụng giải nhiệt, chữa bệnh dạ dày hành tá tràng, giải độc gan, hạ huyết áp,… Thế nhưng không phải ai cũng biết về cây thuốc, cách dùng để chữa bệnh sao cho hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về cây thuốc, các bài thuốc chữa bệnh cũng như giá bán mới nhất hiện nay. 

Những thông tin về cây chè dây

Chè dây là một loại thảo dược đặc biệt, hiện nay không có bất cứ nơi nào trồng cây thuốc mà chỉ thu hoạch được ở trong môi trường tự nhiên. Vậy cây chè dây là cây gì?

  • Các tên gọi khác: Chè dây rừng, chè dây leo, trà dây, bạch liễm, điền bồ trà, hồng huyết long, ngưu khiên tỵ, chè hoàng thau, chè hoàng gia, song nho Quảng Đông,…
  • Tên gọi theo tiếng đồng bào dân tộc: Thau rả (tiếng dân tộc Nùng), khau rả (tiếng dân tộc Tày)
  • Tên trong khoa học: Ampelopsis Cantoniensis
  • Thuộc thực vật hai lá mầm họ Nho (Vitaceae)

Nhận biết và hình ảnh cây chè dây trong tự nhiên

Cây chè dây thường mọc ở trong rừng rậm, rất giống với một số loại cây thảo dược khác khiến nhiều người nhầm lẫn.

Dưới đây là cách nhận biết chè dây qua đặc điểm thực vật đặc trưng:

  • Là cây thân leo, mọc quấn quanh các cây to trong rừng để sinh sống. Thân và cành cây cứng có hình trụ mảnh, dài khoảng 2 – 3m, mọc cao không quá 1m. Cây có các tua cuốn chẻ đôi để bám vào thân cây khác, mọc đối diện với lá.
  • Lá chè dây là lá kép lông chim, mọc so le, có 7 – 13 lá chét có cuống, đối xứng với tua cuốn, to bản, khi trưởng thành có thể dài 7 – 10cm. Lá có hình trái xoan gần giống với lá kinh giới, gốc tròn và nhọn dần về phía đuôi, có răng cưa ở mép lá. Mặt trên màu xanh nhạt không có lông, còn mặt dưới sẫm màu hơn, lá non có đỏ tía, chuyển xanh đậm dần khi già. Điểm đặc biệt nhất là mặt lá trên có nhiều vệt trắng loang lổ như bị nấm mốc.
  • Hoa nở vào tháng 6, tháng 7, rất giống với nụ hoa của cây tam thất. Hoa mọc đối diện với lá thành chùm, phân nhiều nhánh, rộng 3 – 6cm, hoa đực và hoa cái mọc xen kẽ nhau. Bông hoa có màu trắng hoặc trắng ngà, có lông mịn, thụ phấn nhờ côn trùng.
  • Cây ra quả vào mùa thu (tầm tháng 9), quả mọng hình trái xoan, nhỏ và có màu đỏ giống quả si, khi chín chuyển sang màu đen, trong có 3 – 4 hạt.

Chè dây là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như dùng để chữa bệnh. Tác dụng phổ biến nhất của Trà chè dây là chữa bệnh đau dạ dày tá tràng.

Đây là công dụng nổi bật nhất của cây thuốc, được đồng bào dân tộc thiểu số phát hiện và sử dụng từ lâu đời cho đến hiện tại. Những năm gần đây, dược liệu đã tạo nên một cơn sốt trong giới bệnh nhân bị đau và viêm dạ dày, hành tá tràng, rất nhiều người tìm về vùng núi Tây Bắc để tìm mua vị thuốc này.

Người bệnh uống chè dây mỗi ngày sẽ giảm đau, hết ợ hơi, ợ chua, trào ngược, chướng bụng, làm lành vết loét và sẹo ở dạ dày, đặc biệt tiêu diệt khuẩn HP rất hiệu quả.

Để pha trà phải dùng dược liệu khô, nếu mua cây lá tươi thì phải sơ chế đem phơi khô dưới nắng, sấy khô hoặc sao vàng trên bếp cho đến khi khô hoàn toàn.

  • Theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày, mỗi ngày dùng 30 – 50g dược liệu khô hoặc pha 10g cho mỗi lần uống.
  • Cho dược liệu vào ấm trà, đổ nước sôi và tráng qua, bỏ nước đầu.
  • Đổ thêm khoảng 500 – 600ml nước sôi vào, hãm trà khoảng 20 phút là có thể dùng được.

Nước chè sau khi hãm sẽ có màu nâu cánh gián, mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu, có vị ngọt thanh dễ uống. Mỗi một liệu trình dùng liên tục chè dây trong khoảng 2 – 3 tuần.

  • Trà có thể thưởng thức nóng hoặc để tủ mát uống đều được nhưng ngon nhất vẫn là dùng ngay khi còn ấm nóng.
  • Nước chè dây có vị ngọt thanh nên không cần cho thêm đường hay mật ong, tốt nhất nên dùng nguyên chất để đảm bảo dược tính.
  • Người bị viêm dạ dày khuẩn HP nên dùng trà vào buổi sáng trước khi ăn sáng 30 phút để không khó chịu, cồn cào bụng. Lúc này, khuẩn xoắn HP ẩn náu nhiều ở niêm mạc dạ dày, việc bài tiết sẽ thuận tiện hơn.
  • Người bệnh cũng có thể uống trà vào buổi tối để giúp thư giãn thần kinh, an thần, ngủ sâu giấc hơn.
  • Nếu không có dược liệu khô, bạn cũng có thể thay bằng trà túi lọc bán sẵn để sử dụng.

Ngoài ra, nếu bạn quá bận rộn thì có thể dùng sản phẩm Trà dây nhãn hiệu Trà dược Bông Sen Vàng. Theo kiến thức dân gian, Chè dây kết hợp với lá Khôi tía trong sản phẩm Trà dây có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm (đặc biệt khuẩn HP), giảm tiết và trung hòa acid dịch vị, làm lành vết loét trong dạ dày, tá tràng; Kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng khó chịu do viêm loét dạ dày, giảm stress, giúp ăn ngủ ngon.

Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, bạn đọc cần chú ý những điều sau:

  • Cây thuốc có tính hàn nên mỗi ngày không sử dụng quá 60g dược liệu khô, nên chia thành nhiều lần uống, không nên uống hết một lần.
  • Thời điểm tốt nhất để uống trà dây là trước khi ăn 30 phút, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Có thể uống trà nóng hoặc mát nhưng tốt nhất nên sử dụng khi còn nóng.
  • Nước chè dây để qua đêm có thể sinh độc tố, có vi khuẩn gây hại không tốt, có thể gây đau bụng, ngộ độc, do đó chỉ nên nấu nước uống hết trong ngày.
  • Phụ nữ có bầu và đang cho con bú có thể dùng nước trà dây nhưng nên hạn chế, tránh ảnh hưởng thai nhi.
  • Trẻ nhỏ có thể uống được nước chè dây nhưng chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ, có thể thêm mật ong, dùng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng say, nôn nao, khó chịu, buồn nôn.
  • Trà dây là dược liệu lành tính, không gây dị ứng hay ngộ độc, có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, không lạm dụng và dùng quá liều, bởi có thể khiến cơ thể mẫn cảm với kháng sinh, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc kháng sinh sau này.

 

Để thưởng thức những tách trà thơm ngon, đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khoẻ, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:

Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG

Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam

Điện thoại: 0868.405.111

Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 66.557.666

Website: traduocbongsenvang.com

Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang