Thuật ngữ “chỉ số đường huyết” có thể xa lạ với nhiều người nhưng với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì nó lại khá quen thuộc. Hiểu một cách nôm na, chỉ số đường huyết (GI) là mức độ tăng đường huyết (nhanh hoặc chậm) sau khi dùng các thực phẩm có chứa đường bột.
Do đó, để tránh tăng đường huyết đột ngột và các biến chứng nguy hiểm khác, các bệnh nhân tiểu đường type 2 thường xem những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là lựa chọn hàng đầu.
Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm cùng chứa một lượng đường như nhau nhưng khả năng làm tăng đường huyết của chúng lại khác nhau (vì nhiều yếu tố chi phối, ví dụ như phương pháp chế biến, thời gian chín, hàm lượng chất xơ có trong thực phẩm đó).
Vì thế, lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được đường huyết sau ăn (vì sau khi ăn những loại này, lượng đường trong máu chỉ tăng ít và tăng từ từ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe).
Trong đó, nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 50) có thể kể đến là: đậu nành (GI = 18), đậu phộng (GI = 19), các loại rau xanh (GI = 20), thịt (GI = 20), bưởi (GI = 25), cà chua (GI = 30), lúa mạch (GI = 31), quả anh đào (cherry) (GI = 32), nho (GI = 43), cà rốt và các loại đậu hạt (GI = 49)…
Như vậy, các bệnh nhân tiểu đường type 2 nhìn chung nên chọn thực phẩm ít ngọt (ít đường bột) và nếu có dùng đồ ngọt thì chọn những loại ngọt nhẹ, có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng cần giảm cân (nếu đang thừa cân), tăng cường ăn rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ, đồng thời chia nhỏ các bữa ăn để tránh tăng đường huyết đột ngột và hạn chế dùng đường hết mức có thể.
Người bị tiểu đường nên nêm nếm thức ăn bằng đường gì?
Người bị tiểu đường vẫn có thể dùng các loại đường dành riêng cho đối tượng mắc bệnh tiểu đường để đảm bảo hương vị của món ăn và nhu cầu “thèm ngọt” của cơ thể. Để chọn được loại phù hợp với tình hình bệnh trạng, các bệnh nhân nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ vì có rất nhiều loại đường với các tác dụng phụ và quy định về liều lượng khác nhau.
Nhìn chung, các loại đường dành cho người tiểu đường thường không chứa năng lượng và cũng không làm thay đổi đường huyết (chẳng hạn như đường cỏ ngọt Stevia với độ ngọt gần 300 lần so với đường kính và được sản xuất từ cây cỏ ngọt, không có tác dụng phụ đáng kể như các loại khác).
Ngoài ra, hiện nay, nhiều bệnh nhân cũng tìm đến một số loại đường tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp như đường thốt nốt, đường dừa (mật hoa dừa)… vì chỉ số đường huyết của hai loại này khá thấp. Theo tạp chí Food Sciences and Nutrition, chỉ số đường huyết của đường thốt nốt là 42 còn chỉ số đường huyết của đường dừa là 35. Vì vậy, nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 chuyển sang dùng đường thốt nốt nguyên chất vì giá của nó vừa phải, dễ dùng hơn.
Hơn nữa, đường thốt nốt lại có vị ngọt béo nhẹ, mùi thơm đặc trưng giúp món ăn đậm đà hương vị. Thông thường, người tiêu dùng hay dùng đường thốt nốt để làm nước mắm, kho cá, nêm nếm các món xào, kho… hay pha cà phê, nước chanh đá,…, nấu chè sâm bổ lượng, chè trôi nước, chè đậu xanh…
Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để mua được đường thốt nốt nguyên chất cũng là vấn đề nan giải vì hiện nay, ngay tại An Giang cũng có rất nhiều lò đường pha trộn đường thốt nốt với mạch nha, đường cát và các phụ liệu khác để tăng lợi nhuận (vì trung bình từ 4 – 8 lít nước chiết bông mo thốt nốt mới làm thành 1 kg đường nguyên chất, quá trình nấu cũng rất vất vả).
Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:
Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG
Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam
Điện thoại: 0868.405.111
Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.557.666
Website: bongsenvang.com.vn