Trong Đông y, Đương quy là một trong những vị thuốc quý không chỉ giúp bổ máu, hoạt huyết, chống viêm, giảm đau mà còn giúp nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa. Vậy đương quy có công dụng gì? Lợi ích sức khỏe của đương quy sẽ có trong bài viết sau đây!

Đương quy có công dụng gì

1. Tìm hiểu về cây Đương quy

Tên gọi: Đương quy còn có tên gọi là tán quy, vân quy. 

Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, (Angelica polymorpha Maxim, var, sinensis Oliv).

Họ: Thuộc họ Hoa tán Apraceae (Umbelliferae). Đương quy (Radix Angelicae sinensis) được sử dụng là rễ phơi hay sấy khô của cây đương quy.

Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng. 

Cây đương quy

Sở dĩ có tên gọi là Đương quy vì: Quy có nghĩa là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.

2. Mô tả cây

Đương quy là một loại cây nhỏ,cao chừng 40-80cm, sống lâu năm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá cây mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống dài 3-12cm, 3 đôi lá chét, đôi lá chét phía dưới có cuống dài, đôi lá chét phía trên đỉnh không có cuống, lá chét lại xẻ 1-2 lần nữa, mép có răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ màu xanh trắng họp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12-40 hoa. Quả bể có rìa màu tím nhạt. Ra hoa vào tháng 7-8.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Đương quy hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập của Trung Quốc và Triều Tiên. Tại nước ta đã nhiều lần thí nghiệm trồng nhưng mới thành công trong phạm vi nhỏ ở Sapa tỉnh Lào Cai, chưa phổ biến rộng rãi. 

Nhưng gần đây, nước ta đã trồng thành công đương quy ở vùng đồng bằng quanh Hà Nội do lợi dụng thời tiết lạnh của mùa rét, tuy nhiên chất lượng có khác. 

Tại Trung Quốc, đương quy được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam, Thiểm Tây. 

Hằng năm vào mùa thu gieo hạt, cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất cho qua mùa đông. Qua mùa xuân lại trồng, đến mùa đông lại bảo vệ. Đến mùa thu năm thứ 3 có thể thu hoạch. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, phơi trong nhà hoặc cho vào trong thùng, sấy lửa nhẹ, cuối cùng phơi trong mát cho khô. Trên thị trường người ta còn phân biệt ra quy đầu là rễ chính và một bộ phận cổ rễ; quy thân hay quy thoái là phần dưới của rễ chính hoặc là rễ phụ lớn.

Đương quy sấy khô

Quy vĩ là rễ phụ nhỏ, Đông y cho rằng tính chất của mỗi bộ phận có khác nhau, nhưng hiện nay tại Trung Quốc người ta cũng đơn giản bớt đi và phần lớn trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu người ta không phân biệt nữa. Toàn rễ cái rễ phụ được gọi là toàn quy. 

4. Thành phần của cây đương quy

Trong thành phần rễ đương quy có chứa tinh dầu hàm lượng chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định đương quy có công dụng gì? Bên cạnh dưỡng chất tinh dầu, trong thành phần rễ đương quy còn có các hợp chất: courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Và ngoài ra, cây đương quy còn có chứa  vitamin B12 và nhiều loại vitamin khác tốt cho sức khỏe.

5. Công dụng của đương quy

Cây đương quy thường được dùng rất phổ biến trong Đông y. Trong Y học, nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, tác dụng tốt cho những trường hợp thiếu máu, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, suy tim, tăng huyết áp, chữa đầy hơi, táo bón và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

Công dụng của đương quy

Ngoài ra, đương quy còn có tính diệt khuẩn nhẹ và tác dụng có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

Một số phụ nữ dùng đương quy để điều trị kinh nguyệt không đều, đau kinh trong thời kỳ kinh nguyệt. 

6. Lợi ích sức khỏe của đương quy

Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, mùi thơm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đương quy có nhiều tác dụng cùng những lợi ích tốt đối với sức khỏe như:

  • Tăng cường tuần hoàn não, ức chế sự kết tập tiểu cầu, hỗ trợ điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.
  • Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh thiếu máu, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt ít, bế kinh ở phụ nữ.
  • Đương quy còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém. Loại cây này còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh trướng bụng, đầy hơi, táo bón.

Ngoài ra, đương quy còn được sử dụng là nguyên liệu trà thảo dược tốt cho sức khỏe. Tiêu biểu như trà hoa Khiên Ngưu với thành phần kết hợp hoa Khiên Ngưu, Đương quy, Thảo quyết minh, Cam thảo tác dụng giúp mát gan, thông mật, lợi tiểu, thúc đẩy quá trình bài tiết và giải độc cho cơ thể. Uống trà hoa Khiên Ngưu tốt cho những người gặp các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ do tác hại của bia rượu cùng chế độ ăn uống thiếu khoa học gây nên.

Trà túi lọc Hoa Khiên Ngưu

Trà Hoa Khiên Ngưu

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “đương quy có công dụng gì?”. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích này, bạn đọc có thể sử dụng thảo dược đương quy cũng như các sản phẩm kết hợp đương quy mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Công ty Cổ phần Dược liệu Bông Sen Vàng

Hotline: 19000 99919 – 02466 557 666.

Website: traduocbongsenvang.com

Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang/

Văn phòng đại diện: LK05-05 KĐT An Hưng, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại Trà và sức khỏe!