Nhiều người hay bị đổ mồ hôi trộm dù không làm việc gì nặng nhọc và thắc mắc: không biết bản thân có bệnh gì không? Tham khảo bài viết Hay đổ mồ hôi trộm là dấu hiệu của bệnh gì để biết thêm thông tin nhé.
Hay đổ mồ hôi trộm

Thật ra, có một số thực phẩm (như củ gừng, tiêu, củ hành tây…), khi ăn vào sẽ gây đổ mồ hôi. Tuy nhiên, ngoài thực phẩm thì còn nhiều nguyên nhân dẫn đến đổ mồ hôi, trong đó có bệnh tật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số bệnh có dấu hiệu là đổ mồ hôi. Và nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì hãy đi khám bệnh để điều trị sớm nhất có thể.

Hay đổ mồ hôi trộm là dấu hiệu của bệnh gì ?

1. Thần kinh căng thẳng, lo lắng

Nếu thời gian gần đây phát hiện mình hay bị đổ mồ hôi thì hãy xem xem: có phải đang căng thẳng đầu óc, có chuyện lo lắng hoặc sợ hãi không? Hoặc bạn có bị khó ngủ, nằm ác mộng không? Thường thì những lúc căng thẳng, chúng ta sẽ hay bị đổ mồ hôi.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đổ mồ hôi là cơ chế bảo vệ của cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta bị đổ mồ hôi cũng có nghĩa là cơ thể đang gặp vấn đề gì đó. Được biết, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng dẫn đến đổ mồ hôi trộm. Vì vậy, hãy xem xét lại tình trạng hệ tiêu hóa của mình.

3. Chứng tăng tiết mồ hôi

Đây là một dạng bệnh không rõ nguyên nhân nhưng sẽ gây đổ mồ hôi khá nhiều, có thể vào ban ngày hoặc ban đêm, tập trung một vài chỗ hoặc trên khắp cơ thể.

4. Do loại thuốc đang dùng

Có thể đang dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ là đổ mồ hôi, vậy nên, hãy kiểm tra lại. Nếu nghi ngờ là do thuốc, liên hệ với bác sĩ và đề nghị đổi thuốc khác (nếu được) để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

5. Nồng độ nội tiết tố thấp

  • Với nam giới, khi đồng độ testosterone trong cơ thể thấp (do nhiều nguyên nhân) thì cũng có thể dẫn đến chứng hay đổ mồ hôi.
  • Với phụ nữ thì giai đoạn mãn kinh cũng có thể gây đổ mồ hôi do sự suy giảm các nội tiết tố. Ngoài ra, một số bệnh có liên quan đến nội tiết tố cũng có thể gây đổ mồ hôi trộm thường xuyên (như bệnh cường giáp, u tuyến thượng thận, tiểu đường…).

Lưu ý, nếu chứng đổ mồ hôi có kèm khó thở, run, nhức đầu, đau bụng, mất ngủ, hồi hộp hoặc nhịp tim bất thường… thì hãy đi khám bệnh.

6. Chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra và thường là nam giới mắc chứng này nhiều hơn. Được biết, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến đổ mồ hôi trộm vào ban đêm cùng các dấu hiệu khác như: ngáy ngủ, hay thức giữa đêm, trầm cảm lo lắng, thức dây hay bị khó thở, nghẹt thở, mệt mỏi…

7. Do cơ thể bị nhiễm trùng

Vâng, một số bệnh do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cũng có thể gây đổ mồ hôi trộm, chẳng hạn như: bệnh lao, bệnh viêm nội tâm mạc, bệnh viêm tủy xương…

Vì vậy, nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng thì nên đi khám bệnh (các dấu hiệu thường thấy khi bị nhiễm trùng là sốt, đau nhức cơ, chán ăn, giảm cân, mệt mỏi, ớn lạnh…).

8. Bệnh về thần kinh

Được biết, một số bệnh có liên quan đến não, tủy sống và các dây thần kinh… cũng có biểu hiện là đổ mồ hôi trộm vào ban đêm (kèm theo các triệu chứng khác như tê ngứa ở bàn tay, bàn chân; chán ăn, hay chóng mặt, đau tê cứng…

Lưu ý: Nếu có kèm các triệu chứng sau thì nên lập tức đến bệnh viện để khám bệnh: mờ mắt, tê liệt 1 chân, một phần mặt bị xệ, khó nói chuyện, nhức đầu dữ dội… (vì đây là những triệu chứng nguy hiểm, thường là của đột quỵ…).

9. Bệnh ung thư

Hay đổ mồ hôi trộm là dấu hiệu của bệnh ung thư, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm. Thông thường, ung thư sẽ có các triệu chứng như giảm cân, sốt dai dẳng, mệt mỏi, ớn lạnh, đau từ trong xương, sưng các hạch bạch huyết… Trong một số trường hợp đặc biệt, ung thư cũng gây đổ mồ hôi trộm thường xuyên.

Hay đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

Các cách giúp giảm đồ mồ hôi trộm

Tùy vào nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm mà chúng ta có các giải pháp khác nhau:

  • Nếu hay bị đổ mồ hôi trộm do bệnh tật thì cần điều trị bệnh ấy.
  • Nếu bị đổ mồ hôi trộm do thời tiết nóng nực, không gian chật chội thì cần thiết kế phòng ngủ sao cho thoáng mát và mặc quần áo rộng rãi (chọn loại vải thoáng).
  • Nếu bị đổ mồ hôi do ăn các thức ăn cay nóng, do uống cà phê, rượu bia… thì cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình và uống đủ nước để quá trình sinh hóa của cơ thể diễn ra trơn tru hơn (mỗi lần uống nửa ly nước, mỗi ngày tổng lượng nước hấp thu là 1,5 – 2 lít).
  • Nếu hay bị đổ mồ hôi do thừa cân, béo phì thì nên giảm cân.

Lưu ý: Nếu hay bị đổ mồ hôi trộm và tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì nên đi đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, nếu có kèm các biểu hiện sau đây thì cần đi khám bệnh sớm: sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, hay mệt mỏi trong người, mất ngủ thường xuyên, mỗi đêm đổ mồ hôi nhiều lần…

Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.

trà tuyết dao

Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:

Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG

Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam

Điện thoại: 0868.405.111

Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 66.557.666

Website: bongsenvang.com.vn