Từ lâu, dân gian đã dùng Lá sen như một vị thuốc giúp giảm cân và giảm mỡ máu. Theo y học hiện đại, lá sen còn chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị lipid máu và thúc đẩy chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng giảm mỡ máu của lá sen thì cần kết hợp với các vị thuốc khác.
Trong đó, Lá cách là ứng cử viên sáng giá nhất. Được biết, theo y học cổ truyền, lá cách có công dụng mát gan, hạ huyết áp, lợi tiểu, sáng mắt… và dân gian cũng dùng loại lá này để điều trị mỡ máu cao (đặc biệt là gan nhiễm mỡ nói riêng, mỡ nội tạng nói chung).
1. Cách dùng lá sen và lá cách để điều trị mỡ máu cao và mỡ nội tạng
Lá sen tươi mua về, cắt nhỏ rồi đem đi phơi khô từ 2 đến 3 nắng. Với lá cách thì chặt nhỏ (lấy cả cọng non và lá) rồi đem phơi khô. Nếu không có lá tươi thì có thể đến tiệm thuốc nam để mua. Tuy nhiên, nên tìm cây tươi, tự mình phơi khô và bảo quản để thuốc được chất lượng, an toàn hơn.
2. Cách chế bài thuốc điều trị mỡ máu cao:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, cách nấu thuốc như sau:
- Liều lượng: 2 nắm lá vọng cách khô và 1 nắm lá sen khô (cho mỗi lần uống).
- Thực hiện: Cho hai vị thuốc trên vào siêu thuốc, nấu cùng 1 lít nước cho sôi rồi giữ sôi (bằng lửa vừa) trong 20 phút nữa thì chắt ra, giữ trong bình giữ nhiệt để uống trong ngày.
Thuốc này có mùi thơm dễ uống và có công dụng giảm mỡ máu, giảm mỡ nội tạng. Ngoài ra, nó còn giúp ngủ ngon và hạ huyết áp (vì vậy, người huyết áp thấp không nên dùng).
Không chỉ thế, bài thuốc này còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể uống mỗi ngày (kiên trì từ nửa tháng đến 2 tháng thì mỡ máu sẽ giảm đáng kể).
3. Biện pháp hỗ trợ:
Ngoài việc uống bài thuốc trên có thể kết hợp dùng tỏi trước bữa cơm để giảm mỡ máu. Cụ thể như sau: Trước bữa cơm 30 phút lột 3 tép tỏi (tốt nhất là tỏi mồ côi, tỏi đen hoặc tỏi Lí Sơn) rồi phơi gió (nghĩa là lột sẵn, để ngoài không khí).
Sau đó ăn tỏi cùng với bữa cơm (sáng và chiều). Mỗi ngày ăn hai lần kết hợp với bài thuốc trên sẽ giúp mỡ máu được ổn định ở mức an toàn. Tuy nhiên, với những ai bị nóng trong người thì cần giảm bớt lượng tỏi để tránh bị bốc hỏa.
4. Sau khi dùng thuốc:
Nên xét nghiệm máu định kỳ thường xuyên để theo dõi chỉ số mỡ máu, giúp giảm thiểu khả năng xơ vữa động mạch và các tai biến khác (như tai biến mạch máu não).
Đồng thời, cũng cần xây dựng lối sống mành mạnh, ăn nhiều rau củ quả tươi để bổ sung vitamin, đào thải độc tố, hạn chế ăn thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích… để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
5. Thông tin thêm
Mỡ máu (hay còn gọi là lipid máu) bao gồm mỡ xấu và mỡ tốt. Khi lượng mỡ xấu tăng cao quá mức, nó sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và hình thành xơ vữa động mạch (tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ).
Được biết, mỡ máu tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do lối sống và chế độ ăn uống của chúng ta chưa được lành mạnh (ăn quá nhiều mỡ động vật, thịt đỏ, nội tạng động vật, uống nhiều chất kích thích rượu bia, lười vận động…).
Ngoài ra, người bị tiểu đường và béo phì cũng dễ bị mỡ máu cao.
Khi được chẩn đoán mỡ máu cao, nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó có thể kết hợp với các bài thuốc Nam để điều trị theo hướng Đông y – Tây y kết hợp. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để biết thời gian cách quãng giữa thuốc Tây và thuốc Nam cũng như gia giảm liều lượng.
Lời khuyên
Tập thể dục là lời khuyên quen thuộc để thúc đẩy chuyển hóa bên trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì… Tuy nhiên, cần lưu ý tập ở mức vừa phải (từ 30 – 45 phút mỗi ngày), thực hiện những động tác nhẹ nhàng, bền bỉ, tránh tập thể dục quá sức vì nó sẽ làm tổn hại nặng thêm.
Đặc biệt, không nên chạy bộ quá sức, không chạy lúc đang đói hoặc đang no (và người bị bệnh về tim mạch cũng không nên chạy bộ).