Bệnh suy thận nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu, tim mạch, tăng huyết áp, co giật… và thậm chí là tử vong. Vì vậy, trong ăn uống hàng ngày, người bị suy thận cần tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi để cải thiện và kiểm soát bệnh tình. Vậy, cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống?
Những người bị suy thận thì lượng Ka li trong máu cần được kiểm soát một cách nghiêm ngặt không?
Bởi vì: nếu lượng Ka li trong máu người suy thận cao hơn 6,5 mmol/ L thì bệnh nhân sẽ dễ gặp nguy hiểm do các biến chứng như: ngừng tim đột ngột, loạn nhịp tim, thậm chí có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Vì vậy, các bệnh nhân đang bị suy thận hoặc đang dùng các loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng lượng Ka li trong máu thì cần chú ý kiêng cử các thực phẩm chứa nhiều Ka li như: chuối, cam, chanh, đu đủ, nho, bưởi, đào, hạt điều, cà phê, dâu, đậu phộng… Với các loại rau giàu Ka li, nếu ăn thì phải nấu hai hoặc ba lần và chắt bỏ nước.
Kiểm soát và giảm lượng đạm ăn vào
Hàng ngày, cơ thể chúng ta dung nạp chất đạm từ nhiều nguồn: thịt, cá, đậu nành, nấm rơm… và quá trình chuyển hóa các chất đạm này sẽ làm sản sinh một loại “phế liệu”, đó là u rê. Chất dư thừa này sẽ được bài tiết qua thận.
Vì vậy, nếu người suy thận dung nạp quá nhiều chất đạm, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa để thanh thải chất dư thừa và làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Với người bị suy thận giai đoạn đầu, nếu thực hiện tốt việc cắt giảm và kiểm soát lượng đạm thì bệnh tình sẽ chậm tiến triển và cũng dễ điều trị hơn.
Theo các chuyên gia, lượng đạm được khuyên dùng dành cho người suy thận là dưới 0,6 g/ kg thể trọng/ ngày.
Kiểm soát và giảm lượng Na tri (muối)
Với người suy thận nặng thì khả năng bài tiết Na tri của thận cũng giảm. Vì vậy, người bệnh cần tránh dung nạp Na tri mà tiêu biểu là muối ăn (Natri clorua).
Người bị suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì?
Người bị suy thận cần tránh thịt đỏ, nội tạng động vật, đậu, giá đỗ, đậu phộng, mè… vì đây là những thực phẩm nhiều chất đạm, có thể làm tình trạng suy thận trở nên trầm trọng hơn.
Thực đơn tham khảo dành cho người suy thận:
- Bữa ăn sáng: một lát bánh mì đen nướng (có thề quét thêm ít bơ thực vật cho ngon), nửa cái trứng chiên và một miếng dưa hấu.
- Bữa ăn trưa: ức gà (chế biến tùy ý thích), một lát bánh mì đen và rau xà lách (uống thêm một ly nước chanh).
- Bữa ăn tối: đậu que xào, sữa chua, mì spaghetti xào với sốt cà chua (có thể thêm ít muối).
Nếu thấy đói, có thể ăn thêm bữa phụ bằng rau sống chấm sốt.
Các dấu hiệu của bệnh suy thận
Bệnh suy thận ở giai đoạn đầu thường không có các biểu hiện cụ thể, vì vậy, khi xảy ra các dấu hiệu thì bệnh thường đã ở mức độ nặng. Các dấu hiệu thường thấy là: nước tiểu có bọt, có máu hoặc căng tức khi đi tiểu, khó đi tiểu, đau hông lưng, hay buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, nấc cụt, ớn lạnh trong người, chuột rút, hơi thở có mùi hôi…
Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.
Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:
Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG
Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam
Điện thoại: 0868.405.111
Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.557.666
Website: bongsenvang.com.vn