Chắc hẳn ai cũng đã quá quen với những bài thuốc đến từ lá lốt, nhất là đối với những người chuộng các bài thuốc từ thiên nhiên hoặc những người con sống quen với núi rừng,… Tuy nhiên, phải là người cực kì giàu kinh nghiệm mới nhận ra công dụng đến từ những điều mà người ta thường bỏ qua – rễ cây lá lốt. Trông có vẻ xấu xí, ngoằn nghèo lại nhỏ bé nhưng những chùm rễ lấm đất ấy lại vô cùng tốt cho sức khỏe.

Rễ cây lá lốt và những công dụng đặc biệt ít ai biết

Những bài thuốc quý từ lá lốt 

Thuốc sắc từ lá lốt có thể giúp làm giảm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng của nhiều loại bệnh khác nhau.

Dùng lá lốt để đối phó với bệnh vặt

Nếu xưa Thị Nở nấu cho Chí Phèo bát cháo hành để giải cảm thì nay, chúng ta có thể thêm vào bát cháo hành ấy một nắm lá lốt. Với những ai chẳng may trúng gió, cảm lạnh,… cháo lá lốt cùng hành có công dụng thải độc, giải cảm rất tốt. Không những thế còn giúp hương vị cháo thơm hơn, lấn át bớt sự nặng mùi của hành và gia vị.

Bên cạnh đó, với những ai bị xoang lâu năm hoặc nghẹt mũi, sổ mũi do trái gió trở trời, có thể mang lá lốt đi vò nát rồi nhét vào mũi. Sau khoảng 3 – 5 phút thì rửa sạch mũi và làm tương tự với mũi còn lại.

Lá lốt giúp chấm dứt nỗi lo bệnh phù thũng

Trong Đông Y, để hỗ trợ điều trị dứt điểm phù thũng, bệnh nhân sắc lá lốt cùng nhiều loại rễ cây khác nhau. Mỗi thang thuốc như vậy được gói trong một gói riêng, mỗi gói sắc một lần, uống 1 ngày. Uống liên tục mỗi ngày trong 1 – 2 tháng để thấy hiệu quả.

Với những bài thuốc đòi hỏi nhiều kiến thức đông y cổ truyền phức tạp như này nên đến các hiệu thuốc đông y để được chuẩn đoán và kê đơn. Những bài viết trên các trang thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không nên tự ý kê đơn mà không có sự xác nhận của các y bác sĩ.

Điều trị bệnh tay chân với lá lốt

lá lốt điều trị giảm triệu chứng tổ đỉa trên tay

Với những ai thường xuyên đụng đến hóa chất như rửa chén bát, nhuộm tóc,… khiến ta dần xuất hiện hiện tượng tổ đỉa ở lòng bàn tay và các ngón tay. Có thể dùng nước lá lốt giã tươi, đun sôi để rửa tay. Riêng phần bã sau khi chắt ra thì nên đợi tay khô, đắp bã lên vùng tay vị tổ đĩa, dùng gạc hoặc khăn mềm băng lại. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Hoặc, cũng có thể dùng nước lá lốt tươi, thêm ít muối để ngâm chân, ngâm tay. Đây không chỉ là một liệu pháp giúp thư giãn, tuần hoàn máu mà còn giúp chân tay đỡ mồ hôi, giảm được mùi hôi chân, nhất là vào mùa hè.

Công thức hỗ trợ điều trị một số bệnh cùng nước lá lốt giã tươi

Khi tình hình kinh tế Việt Nam ta còn nhiều nghèo nàn, người dân đa số phải lên rừng hoặc vào sâu trong núi để kiếm củi, săn bắt,… Đói khổ cộng với lao động nặng nhọc và địa hình đầy nguy hiểm, khan hiếm nguồn lương thực, thực phẩm khiến nhiều người ăn vội nấm ven đường hoặc gặp phải nhiều loại thú dữ, có độc… Vào những lúc như này, để có thể di chuyển kịp thời đến các cơ sở y tế là điều vô cùng khó khăn.

Để tránh bỏ mạng chốn xa xôi, ông cha ta đã phát hiện ra có thể sử dụng lá lốt giã tươi cùng lá đậu ván trắng và lá khế (những loại lá rất dễ kiếm ở trong rừng) để giúp giải độc từ nấm, say nấm, ăn nhầm nấm cười hoặc thậm chí là giải nọc độc do rắn cắn.

Không còn nỗi lo những căn bệnh nhạy cảm

Không chỉ là chị em phụ nữ mà cánh mày râu hiện nay đều có khả năng mắc phải các vấn đề về sức khỏe tình dục. Những căn bệnh như viêm nhiễm có thể đang tồn tại hoặc dần xuất hiện nhưng ta lại có xu hướng e ngại phải đến các trung tâm sức khỏe để thăm khám.

Với những trường hợp cảm thấy bộ phận sinh dục cả nam và nữ có biểu hiện ngứa, rát,…

  • Nếu là nữ, nên nấu nước lá lốt cùng nghệ và phèn chua với công thức: 5 lạng lá lốt, 2 lạng phèn chua, 4 lạng nghệ. Bài thuốc này có thể dùng để rửa âm đạo, xông hơi âm đạo giúp giảm viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư.
  • Nếu là nam, nên sắc lá lốt cùng lệ chi, bạch truật, bạch linh, trần bì, phòng sâm, sinh khương, hoàn kỳ, sơn thù, cam thảo. Đây là bài thuốc Đông Y khá phức tạp, nên ra các tiệm thuốc Đông Y hoặc Y học cổ truyền để được các y bác sĩ bốc thuốc và căn dặn liều lượng kĩ càng. Tránh việc tự bốc thuốc tại nhà gây hại cho sức khỏe.

Riêng đối với những ai không may mắn mắc phải bệnh kiết lỵ nhưng cũng ngại phải đi khám tại các cơ sở y tế, cũng có thể nấu nước lá lốt để uống mỗi ngày. Nếu sau 1 – 2 tuần nhưng tình trạng sức khỏe không có dấu hiệu khả quan, phải tìm đến cơ quan y tế gần nhất để được kiểm tra và có lộ tình điều trị kịp thời.

Rễ cây lá lốt và những công dụng đặc biệt ít ai biết

Thông thường, khi sử dụng lá lốt, chúng ta thường có thói quen chỉ bấm lá, để lại nguyên rễ. Hoặc nếu có cả rễ thì thường vứt rễ đi. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông Y đã chỉ rõ, rễ cây lá lốt cũng có những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhất là các vấn đề về xương khớp.

Rễ cây lá lốt – bài thuốc chữa phong thấp đầy hiệu quả

Rễ cây lá lốt nên chọn cọng sạch, khỏe, không sử dụng cọng đã bị sâu, thối, mềm nhũn. Sau khi rửa sạch rễ, mang trộn cùng dây chìa vôi, cỏ xước, hoàng lực, độc lực, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà (tỉ lệ trộn lẫn/khối lượng các loại ngang bằng nhau). Cứ mỗi 1,2 lạng mỗi loại sẽ sắc được 1 thang thuốc, mỗi ngày chỉ uống 1 thang. Tùy vào khẩu phần mà bạn có thể gia giảm lượng thuốc tùy ý.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn chỉ đơn giản là đau nhức khớp gối, bạn chỉ cần giã nát lá lốt cùng ngải cứu, thêm ít giấm và mang đi chưng nóng hoặc rang cùng muối. Sau đó đem gói trong khăn mềm, mỏng và chườm vào chỗ đau.

Giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau nhức lưng, xương khớp hoặc chân tay tê buốt

Sử dụng phần rễ cây lá lốt đã được rửa sạch, sắc cùng rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước. Tương tự như bài thuốc trị phong thấp, lượng rễ các loại tương tự nhau được bỏ vào chảo nóng, sao đến khi rễ ngả màu vàng đều và mang đi sắc thuốc uống.

Cứ mỗi 5 lạng rễ các loại sẽ sắc được 3 thang thuốc, chia uống được 3 lần trong một ngày. Uống đều đặn trong một thời gian dài để thấy hiệu quả.

Tổng kết

Mặc dù cây lá lốt vừa ngon vừa bổ cho sức khỏe từ rễ đến ngọn, nhưng đối với những ai đang sử dụng thuốc định kỳ, trước khi dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bạn sẽ không lường trước được thành phần của thuốc nếu sử dụng kèm lá lốt có gây kích ứng hay không. Do đó, nên kỹ càng ngay từ đầu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.

 

trà đen

Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:

Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG

Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam

Điện thoại: 0868.405.111

Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 66.557.666

Website: bongsenvang.com.vn

Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang