Trà mướp đắng là một loại rau rất tốt trong mùa hè bởi tác dụng giải nhiệt của nó. Không chỉ giải nhiệt, mướp đắng còn rất nhiều công dụng hỗ trợ trị bệnh khác.

1. Đặc điểm của cây mướp đắng

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, mướp đắng còn gọi là khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hao (Mường – Thanh Hóa).

Tên khoa học Momordica charantia L. (Momordica balsamina Desc., Cucumis africanus Lindl.). Thuộc họ Bí Curcubitaceae.

Mướp đắng được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta. Thường người ta trồng để lấy quả nấu ăn cho mát (giải nhiệt). Mùa quả ở miền Bắc các tháng 5-6-7.

Bộ phận dùng: Quả tươi, hạt phơi khô và lá làm thuốc.

Quả có chứa một chất glucozit đắng gọi là momocdixin. Ngoài ra, còn có vitamin B1, C, ađenin, betain, protein (0,6%).

Hạt có chất dầu và một chất đắng chưa xác định.

2. Công dụng và liều dùng

Ở nước ta, ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh, xào trứng, ăn sống với ruốc…), mướp đắng còn được dùng làm một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trừ rôm sẩy, chữa sốt. Theo sách cổ đông y mướp đắng có vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc.

Ngày dùng chừng 2 quả bỏ hết hạt, nấu ăn.

Hạt dùng với liều 3g hạt khô, dưới dạng thuốc sắc. Tại nhiều nước khác cũng dùng mướp đắng làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường; nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, nó có tác dụng chữa giun…

Mướp đắng chứa các thành phần như charatin và momorcidin giúp chống tăng đường huyết. Các hợp chất này giúp giảm đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.

Mướp đắng có chứa chất xơ hữu ích, chất này có tác dụng làm trung hòa chất béo, giảm hòa tan chất béo trong lòng ruột nên làm giảm hấp thu cholesterol vào trong máu.

Mặt khác, chất xơ trong mướp đắng kích thích nhu động ruột vận động mạnh. Vì thế, tốc độ hấp thu chất béo giảm xuống.

Mướp đắng còn chứa chất pectin, một chất có khả năng keo làm kết dính các phân tử cholesterol, vì thế càng khó hấp thu. Mướp đắng được cho là hữu ích với người béo.

Những người cần rất thận trọng khi ăn mướp đắng

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đế sinh non. Đồng thời mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ.

Độc tính này không gây ảnh hưởng ở người lớn, nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy rất cần thận trọng khi sử dụng.

Người bị bệnh huyết áp thấp

Khổ qua là thực phẩm có tác dụng giảm huyết áp chính vì thế bạn không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến huyết áp thấp gây đau đầu, chóng mặt đặc biệt đối với những bệnh nhân có huyết áp thấp thì nên hạn chế sử dụng sẽ tốt hơn.

Người bị bệnh gan, thận

Mướp đắng rất khó tiêu, có thể gây đầy hơi nên người bị bệnh gan và thận cần tránh ăn loại quả này. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) cũng nên tránh xa loại rau có vị đắng này.

Người có tiền sử huyết áp thấp

Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm: Charantin, Polypeptid-P và Vicine. Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose. Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol.

Một báo cáo cho thấy mướp đắng làm chậm tiến trình bệnh võng mạc (biến chứng bệnh tiểu đường) ở chuột bị tiểu đường khi uống cao quả mướp đắng. Nhưng ít nhất cũng có một nghiên cứu trên động vật không thấy tác dụng hạ đường ở chuột bị bệnh tiểu đường khi cho uống dạng bào chế đông khô mướp đắng trong 6 tuần.

Người có vấn đề về hệ tiêu hóa

Ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe song nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.

Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Để thưởng thức những tách trà thơm ngon bổ dưỡng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Trà dược Bông Sen Vàng theo thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG

Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam

Điện thoại: 0868.405.111

Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: (024) 66.557.666

Website: traduocbongsenvang.com

Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang