Thịt đỏ có lợi và hại gì đối với cơ thể của bạn? - Công ty cổ phần dược liệu Bông Sen Vàng

  • facebook
  • googlr
  • skyper
  • zalo
  • facebook
  • tiwter
  • Thịt đỏ có lợi và hại gì đối với cơ thể của bạn?

    Ngày đăng: 04/07/2022


    Các loại thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… là những loại thịt đỏ phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn dùng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ gây ra những tác hại không nhỏ đối với sức khỏe con người.

    Lợi ích của thịt đỏ

    Thịt đỏ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được chế biến đúng cách.

    Cung cấp một lượng lớn protein: Thịt đỏ cung cấp một lượng lớn protein, giúp cơ thể xây dựng và phục hồi những nhóm cơ. Ngoài ra, việc bổ sung protein cho cơ sẽ giúp cơ sản sinh enzyme và các hormone giúp ngăn ngừa bệnh tật.

    Cung cấp sắt cho cơ thể: Trong thịt đỏ chứa một lượng lớn chất sắt, đồng thời việc dùng thịt đỏ để bổ sung sắt luôn dễ dàng hơn sử dụng các loại thực phẩm từ thực vật. Chỉ cần dùng thịt đỏ 1-2 lần/tuần sẽ giúp bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể.

    Cung cấp kẽm cho cơ thể: Kẽm giúp xây dựng cơ, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và giúp trí não khỏe mạnh. Chỉ cần nạp đủ thịt đỏ, là có thể nạp đủ lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

    Cung cấp vitamin B: Thịt đỏ giàu vitamin B12 và vitamin B6. Vitamin B giúp cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

    Tác hại của thịt đỏ

    Việc nạp thực phẩm vượt quá lượng cần thiết cho cơ thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe như:

    Rối loạn hormone: Ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng hormone trong cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.

    Ảnh hưởng đến tuổi thọ: Nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng Harvard đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, đặc biệt là thịt đã qua chế biến và nguy cơ rút ngắn tuổi thọ.

    Ảnh hưởng đến tim: Ăn quá nhiều thịt đỏ gây tích tụ carnitine gây xơ vữa động mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tim. Các loại thịt đỏ, chế biến là nguồn nguy cơ có thể gây ra một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng.

    Bệnh Alzheimer: Thịt đỏ chứa nhiều sắt và có liên quan tới bệnh Parkinson và Alzheimer. Dư thừa sắt có thể còn thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và stress oxy hóa.

    Những người không nên ăn thịt đỏ

    Người có lượng cholesterol cao: Theo chuyên gia dinh dưỡng, người có hàm lượng cholesterol cao, tốt nhất chỉ nên tiêu thụ thịt đỏ khoảng 1 hoặc 2 lần một tháng. Hãy lựa chọn phần thịt đỏ tươi nhất như thịt sườn, thịt thăn hoặc thăn lưng là những lựa chọn tốt nhất.

    Người mắc bệnh tim: Một người bị bệnh tim có thể đã tích tụ nhiều mảng bám không lành mạnh trong động mạch và một chế độ ăn gồm chất béo không có lợi như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể gây ra nhiều mảng bám hơn. Sự tích tụ mảng bám nếu bị thu hẹp hơn có thể dẫn đến các sự kiện nguy hiểm hoặc gần như tử vong như đột quỵ hoặc đau tim. Vì vậy, những người bệnh tim mạch nên hạn chế tối đa lượng thịt đỏ ăn vào.

    Người bị bệnh thận giai đoạn cuối: Chế độ ăn giàu protein khi thận không hoạt động tốt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể cần phải giảm lượng protein từ 0,6-0,8 g cho mỗi kg cân nặng tùy thuộc vào chức năng thận.

    Người có yếu tố nguy cơ bệnh tim: Nếu có yếu tố nguy cơ của bệnh tim như huyết áp cao, cholesterol cao, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể chất hoặc đang ăn một chế độ ăn uống không lành mạnh, có thể nên cảnh giác hơn với việc tiêu thụ thịt đỏ. Tốt nhất những người có nguy cơ này nên hạn chế ăn thịt đỏ càng nhiều càng tốt, và thay vào đó tập trung vào việc chọn những phần protein rất nạc, chẳng hạn như ức gà, cá, đậu hoặc đậu lăng.

    Người bị sỏi thận: Protein trong thịt bò tốt cho việc xây dựng cơ bắp, tuy nhiên với người bị sỏi thận thì đây lại là nguyên nhân gây tăng oxalate trong nước tiểu và hình thành sỏi. Vì thế, những bệnh nhân sỏi thận, kể cả sỏi nhỏ không điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị không nên ăn thịt bò và một số loại thịt đỏ khác.

    Người mắc bệnh viêm khớp: Những người mắc bệnh viêm khớp nếu ăn nhiều thịt bò cũng như các thực phẩm giàu protein động vật khác, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thịt đỏ chứa purine, dẫn tới hàm lượng cao axit uric trong cơ thể, tăng nguy cơ bệnh gút và viêm khớp. Ăn nhiều thịt đỏ là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp, điển hình là gout. Vì thế, nên hạn chế ăn thịt đỏ với cả những người đã điều trị viêm khớp.

    Người mắc hội chứng Alpha-gal: Hội chứng Alpha-gal là tình trạng hiếm gặp trên toàn thế giới. Những người bị hội chứng này thường xuất hiện phản ứng dị ứng thực phẩm mỗi khi ăn thịt động vật, chủ yếu là với thịt đỏ. Ăn thịt đỏ có thể gây phát ban, buồn nôn, nôn, ợ chua, tiêu chảy, ho, giảm huyết áp, đau dạ dày nghiêm trọng và sưng môi, mắt hoặc cổ họng.

    Người có tiền sử gia đình mắc một số bệnh ung thư: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng ăn thịt đỏ và thịt chế biến thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết cao hơn. Một nghiên cứu mới cho thấy thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể gây ra tổn thương di truyền và có thể gây ung thư ruột kết. Cách chế biến thịt đỏ cũng rất quan trọng trọng bởi cách chế biến không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ như: Một số loại thịt đỏ như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, thịt nguội, cũng có thể chứa rất nhiều muối, có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, hay nướng thịt bị cháy có thể tăng nguy cơ ung thư…

    Vì vậy, cần lưu ý nếu ăn thịt đỏ đúng cách sẽ giảm thiểu tác hại của thịt đỏ. Không nên ăn quá 70 g một ngày, tương đương với ba lát thịt heo, một miếng thịt cừu hoặc hai lát thịt bò nướng mỗi ngày. Không nên ăn thịt đỏ tối đa 3 lần/tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Ngoài cung cấp protein từ thịt đỏ, chúng ta cũng nên chú ý bổ sung dưỡng chất này từ các thực phẩm như cá, đậu hoặc các loại hạt.

    Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc dùng đúng lượng, chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau khi lựa chọn loại thực phẩm này: Hạn chế dùng các loại thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt hộp… Lựa chọn thịt từ các cơ sở uy tín, tránh mua thịt lợn ốm bệnh. Nên ăn các loại thịt không có quá nhiều mỡ. Khi chế biến loại thực phẩm này, nên hạn chế chiên với nhiều dầu mỡ hoặc nướng cháy cạnh.

    Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.

    lợi ích của uống trà đen và trà xanh

    Để thưởng thức những tách trà thảo dược thơm ngon, đảm bảo chất lượng, khách hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ và số điện thoại sau:

    Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG

    Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam

    Điện thoại: 0868.405.111

    Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội

    Điện thoại: (024) 66.557.666

    Website: bongsenvang.com.vn

    Fanpage: facebook.com/traduocbongsenvang

    19000 99919