Cây chút chít nhăn (Rumex crispus) có an toàn không?. Thật ra, y học cổ truyền từ lâu đã ghi nhận cây chút chít nhăn như một vị thuốc, tuy nhiên, theo tạp chí Veterinary and Human Toxicology thì cây này không an toàn như chúng ta vẫn nghĩ. Cụ thể là: đã có một vụ ngộ độc xảy ra do ăn phải cây chút chít nhăn. Nạn nhân là một người đàn ông 53 tuổi, sau khi ăn cây này đã bị suy gan cấp, hoại tử gan và các triệu chứng khác về tiêu hóa. Sau đó, dù đã được cấp cứu bằng nhiều biện pháp nhưng người đàn ông này vẫn tử vong sau 72 giờ. Nhìn chung, tính đến hiện tại thì đây là báo cáo đầu tiên về rủi ro khi dùng cây thuốc này.
Ở nước ta, các tư liệu đa phần chỉ nhắc đến lợi ích của cây chút chít nhăn. Hiển nhiên, nếu dùng ở liều vừa phải theo hướng dẫn của thầy thuốc thì ta vẫn có thể tận dụng những cây thuốc có độc (thường là dùng ngoài da). Vì vậy, trước khi có thêm thông tin về độ an toàn của cây thuốc này, thiết nghĩ, ta không nên tự dùng nó.
Trong y học:
- Theo tạp chí Journal of Agricultural and Foof Chemistry, chiết xuất nước từ lá và hạt cây chút chít nhăn có tác dụng chống oxy hóa cao.
- Chiết xuất ete từ lá và hạt của cây cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis (theo tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry).
- Theo tạp chí Korean Journal of Pharmacognosy, rễ của cây chút chít Nhật còn chứa các hoạt chất giúp giảm đau.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất axeton từ rễ cây chút chít Nhật có tác dụng kháng khuẩn và chống nấm với hiệu quả cao.
- Mặt khác, người dân ở nhiều nơi trên thế giới cũng dùng cây chút chít Nhật để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (theo tạp chí Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine).
Các kết quả nghiên cứu vừa kể trên cho thấy cây chút chít nhăn vẫn có tiềm năng nhất định trong ngành mỹ phẩm và dược phẩm. Hiển nhiên, việc sử dụng cây này cần có sự cho phép và theo dõi sát sao của bác sĩ.
Theo quyển Từ điển cây thuốc Việt Nam (của nhà nghiên cứu Võ Văn Chi) thì rễ cây chút chít nhăn được gọi là Thổ đại hoàng, gây kích thích da (cũng như kích thích các màng nhầy). Tuy nhiên, nó lại được dùng trong điều trị một số bệnh ngoài da như:
Thông tin thêm: Y học cổ truyền cũng có ghi nhiều công dụng khác của cây chút chít nhăn (bằng cách sắc uống). Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cây thuốc này chưa đảm bảo tính an toàn, vì vậy, chúng tôi cũng xin mạn phép không trích vào đây. Hy vọng trong tương lai, những thông tin về dược tính và độc tính của cây này sẽ được công bố nhiều hơn.
Hiện nay, trên thị trường trà dược nhãn hiệu Bông Sen Vàng đã có bán nhiều loại trà dạng túi lọc nên rất dễ dùng, giá cả phù hợp, mẫu mã rất đa dạng, hương vị độc đáo, 100% nguyên liệu tự nhiên giúp phòng chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình thải độc trong cơ thể, chống viêm, thanh nhiệt, lợi mật và hóa thấp. Đặc biệt trà thảo dược Bông Sen Vàng có lợi ích trong các trường hợp vàng da, tiểu vàng, tiêu hóa chậm, táo bón do ăn uống thiếu khoa học – ăn thức ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia và hút thuốc. Sản phẩm trà dược của Công ty Bông Sen Vàng được người tiêu dùng rất yêu thích và lựa chọn.
Liên hệ để đặt mua: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LIỆU BÔNG SEN VÀNG
Trụ sở: Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang, Việt Nam
Điện thoại: 0868.405.111
Văn phòng đại diện: LK05-05, KĐT An Hưng, đ.Tố Hữu, p.La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: (024) 66.557.666
Website: bongsenvang.com.vn