Bên cạnh là một vị thuốc tốt trong Đông Y thì cam thảo còn là thức uống quen thuộc đối với nhiều người. Cùng Trà dược Bông Sen Vàng tìm hiểu về cây dược liệu cam thảo và những công dụng tuyệt vời mang lại cho sức khỏe.

1. Dược liệu cam thảo và những điều cần biết

Tên thông dụng: Cam thảo

Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch. ex DC.

Họ: Fabaceae

Cây cam thảo

Mô tả cây

Là loài cây sống lâu năm, cao 30-100cm. Cây rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá cây cam thảo mọc so le, kép lông chim lẻ, thường gồm 9-17 lá chét hình trứng có mép nguyên. Cụm hoa chùm ở nách lá; hoa tương đối nhỏ, có màu tím nhạt thường nở vào mùa hạ và mùa thu. Quả đậu cong hình lưỡi liềm, dài 3-4cm, rộng 6-8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2-8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.

Loài Cam thảo nhẵn – Glycyrrhiza glabra L cũng thường được sử dụng. Cây cao khoảng 1-1,5m, cũng có rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lẻ có lá chét thuôn dài hơn. Hoa nhỏ màu lơ tím sáng, hợp thành chùm dài mọc đứng. Quả đậu thuôn, dẹp, thẳng hoặc hơi cong, không lông, nhỏ hơn loài trên và chỉ chứa 2-4 hạt tròn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Dược liệu cam thảo là cây của miền Âu á ôn đới, phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Iran,… Nước ta nhập giống từ Trung Quốc và Nga, đem về trồng. Cây mọc khỏe vào mùa xuân hạ và thu, đến mùa đông thì lụi đi hoặc kém phát triển. 

Ở nước ta, Cam thảo trồng được 3 năm thì ra hoa, nhưng tỷ lệ kết quả thấp. Đến 5 năm tuổi, cây ra hoa nhiều và kết quả cao hơn. Thường thì mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 8-9. Người ta thu hoạch Cam thảo vào khoảng năm thứ năm; thường thu vào mùa đông khi cây tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Chải sạch đất bằng bàn chải. Phân loại to, nhỏ và phơi khô. Khi khô được 50%, bó thành bó và sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Thường dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo hoặc bột Cam thảo:

– Sinh thảo: Cam thảo sao khi thu hoạch được rửa sạch nhanh, đồ mềm, thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng; nếu không kịp thái thì nhúng ngay vào nước lã, ủ mềm để khi thái được dễ dàng. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy.

– Chích thảo: Cam thảo sau khi sấy khô được đem tẩm mật (thường cứ 1kg cam thảo phiến sử dụng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi đem sao vàng thơm.

– Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng tròn, sấy khô rồi tán thành bột mịn vừa. Bảo quản để nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc.

2. Tác dụng tuyệt vời của cam thảo

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể, giảm cholesterol, giải độc, bảo vệ gan. Ngoài ra còn có thể giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cam thảo với những công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe

Sinh thảo được dùng để chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Chích thảo dùng chữa tỳ vị hư nhược, ỉa chảy, thân thể mệt mỏi, kém ăn, khát nước do vị hư, ho do yếu phổi, sốt do mệt mỏi. Cam thảo còn được dùng trong Đông y giúp giải nhiệt cơ thể, chữa loét đường tiêu hóa, giải độc. Ngoài ra, còn được dùng làm tá dược thuốc viên, thuốc ho, hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván.

Cam thảo còn được sử dụng làm chất thơm trong các hỗn hợp thuốc xông, làm thuốc chống co thắt trong các nước uống nhuận tràng; còn dùng để dùng chế nước uống giải khát, làm nguyên liệu trà thảo dược như trà thanh nhiệt, trà tiêu thực, trà hoa hồng, trà hoa khiên ngưu,…

3. Tác dụng phụ của cam thảo bạn nên biết

Mặc dù cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày, liên tục trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như làm tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

Tác dụng phụ của cam thảo bạn nên biết

Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu,…

Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

4. Dược liệu cam thảo phải thận trọng khi dùng 

Nếu đang điều trị bệnh hoặc sử dụng thuốc tây, bạn nên báo cho bác sĩ về loại thuốc hoặc thảo dược bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng cây cam thảo.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu bạn đang:

  • Có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào khác
  • Đã hoặc đang mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác

Lời khuyên tốt dành cho bạn, hãy cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Dược liệu cam thảo là an toàn khi bạn uống với lượng vừa đủ có trong thực phẩm hoặc cho mục đích y khoa hay dùng ngoài da trong thời gian ngắn. Đồng thời, cam thảo có thể không an toàn khi uống lâu hơn 4 tuần với liều lượng lớn hoặc với liều lượng nhỏ hơn sử dụng trong thời gian dài.

Trên đây là những kiến thức về cây dược liệu cam thảo cũng như những công dụng tuyệt vời của cam thảo mà Trà Dược Bông Sen Vàng chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về loại dược liệu quý này.